Xe cho mượn vi phạm, chủ xe có bị trách nhiệm không?

Xe cho mượn vi phạm, chủ xe có bị liên đới không?

Nếu người sở hữu ô tô cho người không đủ điều kiện sử dụng phương tiện mượn xe dẫn tới các lỗi vi phạm hoặc gây tai nạn, sẽ phải chịu mức phạt hành chính lên đến hàng chục triệu đồng, thậm chí có thể bị khép vào trách nhiệm hình sự với lỗi đặc biệt nghiêm trọng.

Văn hóa vay mượn xe tại Việt Nam đã trở nên khá thịnh hành từ lâu. Nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng trong trường hợp người mượn xe vi phạm giao thông hoặc gây ra tai nạn, người điều khiển phương tiện sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm, còn chủ xe sẽ không bị liên đới. Thế nhưng, vẫn tồn tại những trường hợp mà chủ xe phải gánh chịu trách nhiệm và bị phạt hành chính khi người mượn xe vi phạm trong quá trình sử dụng phương tiện tham gia giao thông.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân và tổ chức là chủ sở hữu ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự nếu giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông về độ tuổi, sức khỏe, giấy phép lái xe,…sẽ phải chịu mức phạt hành chính như sau: 

  • Từ 4-6 triệu đồng đối với chủ xe là cá nhân
  • Từ 8-12 triệu đồng đối với chủ xe tổ chức

Xe cho mượn vi phạm, chủ xe có thể bị phạt hành chính tới 30 triệu đồng, thậm chí liên quan đến trách nhiệm hình sự

Xe cho mượn vi phạm, chủ xe có thể bị phạt hành chính tới 30 triệu đồng, thậm chí liên quan đến trách nhiệm hình sự. Ảnh: Internet

Trong trường hợp người mượn xe không đủ điều kiện tham gia giao thông, nếu gây ra tai nạn phải bị xử lý hình sự, chủ xe cũng sẽ bị liên đới. Cụ thể, sẽ phải chịu mức phạt hành chính từ 3-30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1-3 năm, theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự.

Còn có thể bị phạt tù lên tới 12 năm nếu hành vi gây tai nạn dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu chủ xe cho mượn, giao xe cho người đủ điều kiện tham gia giao thông nhưng người đó vi phạm giao thông, chủ phương tiện sẽ không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, nếu chiếc xe vi phạm bị tạm giữ thì cả chủ sở hữu và người vi phạm đều phải đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục giải quyết. Đặc biệt hơn, khi xe bị tạm giữ để phục vụ cho quá trình điều tra thì chủ sở hữu sẽ chỉ nhận lại tài sản sau khi tất cả các thủ tục tố tụng được hoàn tất, và nếu phương tiện không liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Vì vậy, kinh nghiệm lái xe từ các tài xế chia sẻ rằng, dù có thân thiết đến đâu cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi cho người khác điều khiển chiếc ô tô của bản thân. Bởi đây là một tài sản không nhỏ, đồng thời cũng là nguồn gốc gây ra những nguy hiểm rất lớn nếu xảy ra va chạm hoặc tai nạn trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Cập nhật mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2024

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *